Thứ Năm, 3 tháng 5, 2012

Lựa chọn đá quý

http://giamdinhdaquy.com/download/Cac-phuong-phap-giam-dinh-da-quy.pdf

Ngọc và Đá Quý – Những kiến thức Đại Cương và cơ bản

Ngọc hay đá quý là các chất rắn có giá trị thẩm mỹ, có độ cứng và chống ăn mòn, thường được dùng để trang trí, làm đồ trang sức hoặc công việc tương tự.
Một số loại ngọc có một số tính chất đặc biệt như khả năng tương tác với ánh sáng và độ cứng khả năng chống ăn mòn. Chúng có thể được ứng dụng trong khoa học kỹ thuật. Ví dụ hồng ngọc hay xa-phia được dùng trong kỹ thuật laser, tạo ra laser hồng ngọc hoặc laser xa-phia. Nhờ độ cứng cơ học và ít phản ứng hóa học với một số hóa chất, chúng cũng được ứng dụng để chế tạo một số máy móc chuyên dụng trong công nghệ địa chất.
Tuy nhiên, ứng dụng quan trọng nhất của ngọc là làm vật trang trí, tạo ra đồ trang sức đắt tiền; nhờ vào giá trị thẩm mỹ của chúng.
 hầu hết đều hình thành từ khoáng chất tích tụ trong lòng đất hàng nhiều nhiều năm và đựơc kết tinh dần mà thành.
da quy phong thuy Ngọc và Đá Quý   Những kiến thức Đại Cương và cơ bản
Có nhiều cách , theo cách phân loại của Zales một nhà phân phối ; họ chia làm 3 loại là Kim cương, Ngọc trai nhân tạo và  có mầu. Trong loại  có mầu lại chia tiếp ra làm 2 loại là  giá trị (precious gemstone) và bán  (semi-precious gemstone). Từ các loại  này, còn có loại đá tự nhiên và đá nhân tạo tổng hợp (synthetic). Hầu hết các loại  đều có thể tổng hợp nhân tạo được, tuy nhiên chỉ có một số loại sau thường hay được tổng hợp nhân tạo là emerald (ngọc lục bảo), sapphire và ruby.
 giá trị (precious gemtones): chỉ có 3 loại  mầu được xếp loại trong nhóm giá trị là Ngọc lục bảo (emerald), Ruby và Sapphire.
Bán quý giá trị (semi-precious gemtones): Ngoài 3 loại kể trên thì các loại đá quý có mầu khác đều rơi vào nhóm này.
Đây là một danh sách (tạm) phân loại cái loại đá quý bằng tiếng Việt
1. Amber (Hổ phách)
2. Amethyst (Thạch anh tím)
3. Aquamarine (Ngọc xanh biển)
4. Diamond (Kim cương)
5. Emerald (Ngọc lục bảo)
6. Jade (Ngọc Bích)
7. Opal (Ngọc mắt mèo)
8. Sapphire (đá Saphia)
9. Ruby (Hồng ngọc)
10. Peridot (đá Peridot)
11. Agate
12. Carnelian
13. Garnet
14. Bloodstone
15. Beryl
16. Topaz
17. Onyx (Cẩm thạch)
da quy phong thuy 1 Ngọc và Đá Quý   Những kiến thức Đại Cương và cơ bản
da quy phong thuy 2 Ngọc và Đá Quý   Những kiến thức Đại Cương và cơ bản
Nguồn: Da Quy – Da Phong Thuy

Mua đá quý ở đâu Uy Tín – Tràn lan đá quý rởm…

Còn lâu mới tới Tết nhưng ngay tại thời điểm này, thị trường mua bán đá quý diễn ra vô cùng sôi động. Vì đây là mặt hàng có giá trị cao nên cảnh lọc lừa là không thể tránh khỏi. Đã có không ít người lâm vào cảnh dở khóc dở cười khi bỏ ra hàng triệu đồng để rinh về những viên , vòng cẩm thạch trị giá vài chục ngàn đồng.
Đá xịn được tinh chế từ… thủy tinh
Ôm nỗi đắng cay tìm đến cơ quan đại diện Báo CAND tại TP HCM, anh Võ Duy Tri (trú số nhà 793/28/42B Trần Xuân Soạn, phường Tân Hưng, quận 7), cho biết mình bị mất oan hơn 10 triệu đồng cho chiếc vòng đá cẩm thạch mà cách đây 1 tháng anh mua tại một  trên đường Bến Chương Dương (quận 1).
“Được một người bạn mới quen trên chuyến bay Nha Trang – Tân Sơn Nhất giới thiệu rồi nhiệt tình dẫn đến nên tôi tin tưởng mua chiếc vòng về tặng cụ thân sinh. Ai ngờ bà cụ đeo được hai tuần thì vòng trầy xước thấy thương. Sau đó do cụ va chạm mạnh chiếc vòng vỡ vụn chứ không gãy khúc như vòng cẩm thạch thường thấy. Biết mình bị dính đòn vòng cẩm thạch gốc thủy tinh nên tôi tìm đến cửa hiệu thì bọn gian đã lặn bặt từ hồi nào. Qua đòn đau này, tôi những mong Báo CAND kịp thời phản ánh để mọi người cẩn trọng hơn khi quyết định tậu vòng, mua đá”.
Cũng ôm đau thương không kém anh Tri, chị Trần Mỹ Thanh ở hẻm 210, đường Cách mạng tháng Tám (quận 3) kể khổ, mười ngày trước chị bay hơn 12 triệu đồng vì lỡ “tuyển” viên mắt mèo màu hổ phách dỏm do một người vì kẹt tiền rao bán trên mạng. “Thấy viên đá quá đẹp mà giá quá hời nên tôi bụp ngay. Ai dè khi tiền trao cháo múc tôi mới sững người vì thấy mình sao quá ngây thơ. Đem nhờ một người quen hoạt động trong ngành Vàng bạc  giám định, anh phán câu đứng tim: “Giả trăm phần trăm, từ thủy tinh nguyên chất”.
da quy uy tin Mua đá quý ở đâu Uy Tín   Tràn lan đá quý rởm...
Khi  nên đến các cửa hàng uy tín để hạn chế rủi ro bị phường gian thương trục lợi.
Kỹ nghệ lên đời đá rởm
Ngoài vòng cẩm thạch, đá mắt mèo, qua tham khảo thị trường và dân chơi , chúng tôi được biết vài năm gần đây, loại  có tên gọi ngọc jadeit có màu trắng sữa ẩn hiện các chấm màu lục tuy thanh nhã nhưng sang trọng có giá dao động từ 5 – 10 triệu đồng một viên (tùy tích cỡ) rất được người tiêu dùng ưa chuộng, nên được nhiều “chuyên gia” phù phép biến thủy tinh thành ngọc chĩa tầm ngắm. Điều này cũng đồng nghĩa với việc đã có không ít thượng đế non cơ bị sụp bẫy bọn gian. Trước những viên đá thủy tinh được chế tạc vô cùng tinh xảo, họ không thể không “lầm đường lạc lối”. Ngay cả dân trong nghề bật mí, nếu không “nghía” kỹ cũng rất khó nhận biết đâu là thật – giả.
Sau nhiều ngày xâm nhập và tham khảo kinh nghiệm của nhiều chuyên gia, chúng tôi ghi nhận nhiều thông tin và tuyệt chiêu biến hóa “thủy tinh thành đá quý” của các “nghệ nhân” ma mãnh. Sau khi nung chảy thủy tinh ở nhiệt độ cao (hơn 1.7000C) rồi bỏ ít đá vôi hoặc oxuýt chì vào để làm giảm độ nóng chảy, các kỹ thuật gia sẽ cho các hạt kim loại đồng hoặc các ion sắc tố vào bể nấu để sản phẩm thủy tinh biến thành đá mắt mèo, đá cẩm thạch, ngọc jadeit, đá opal…
Một dân trong nghề tiết lộ: “Muốn biến thủy tinh thành ngọc trai, đám gian chỉ cần pha trộn hợp chất flo với hợp chất thủy tinh có chút đá vôi. Các chất trên kết tủa sẽ mau chóng tạo thành một loại bi thủy tinh màu trắng sữa, trông giống ngọc trai thứ thiệt đến… dễ sợ”.
Muốn không ôm hận nhớ mang kính lúp!
Dù được chế tác tinh vi cỡ nào thì về cơ bản “đá quý” được chào đời từ thủy tinh hay bất kỳ “dưỡng chất” nào khác đều có các đặc trưng riêng để nhận biết đâu là thật-giả. Kinh nghiệm sơ đẳng nhất để hạn chế bị lừa theo các chuyên gia là sự truyền nhiệt của đá quý gốc thủy tinh chậm hơn ngọc – đá quý tự nhiên. Đó là lý do nếu sờ vào đá quý giả sẽ có cảm giác ấm chứ không mát như đá thật. Anh Dân, chuyên viên thẩm định của Công ty Vàng bạc đá quý Phú Nhuận, lưu ý: “Ngọc giả được đúc từ khuôn nên nếu quan sát dưới kính lúp sẽ thấy vết mài nhân tạo, bề mặt bị lõm do sự co nguội lại”.
Tiếp tục quan sát bằng kính lúp sẽ phát hiện đá quý gốc thủy tinh ẩn nhiều bọt khí ở dạng bi tròn. Một đồng nghiệp với anh Dân, bật mí: “Những bọt khí ở đá giả khác bọt khí đá thiên nhiên ở chỗ không xuất hiện tập trung thành phiến mà phân tán riêng lẻ, giống như bọt khí của bia khi rót vào cốc. Không những thế đá quý giả do nguyên liệu nóng chảy không đều có cấu tạo chảy theo khuôn đúc nên thường thấy vân dạng xoáy giống như mật đường tan vào trong nước”.
Cũng theo cảnh báo của các chuyên gia, như ngọc trai, việc mua  chủ yếu phụ thuộc vào chữ tín. Do vậy các bà, các chị trước khi quyết định bỏ ra số tiền lớn để tậu đá, tuyển ngọc cần cẩn trọng, đừng quá mê màu sắc huyền ảo sang trọng kia và nhất là đừng nghe các ông bà chủ, các tay cò “hót” bùi tai mà ôm hận. Để an toàn nhất nên mang theo kính lúp để soi “hàng” cho kỹ và nên mua đá – ngọc ở các cửa hàng lớn có thương hiệu, uy tín. Đừng để đến khi lâm nạn như anh Tri, chị Thanh thì chuyện đã quá muộn!
Thành Dũng – Nguồn Báo CAND

Đề phòng với đá quý giả, đá quý kém chất lượng – P.1

Thực ra khái niệm đá quý giả – thật; hay đá thiên nhiên – qua xử lý – nhân tạo thường có nhiều cách hiểu khác nhau. Trong ngành khoa học nghiên cứu về , khái niệm đá giả được xem là khi đặt tên cho một loại đá không đúng với bản chất đá đó. Ví dụ đá CZ hay pha lê, thủy tinh nếu được ai đó đặt tên là kim cương thì đó là đá kim cương “giả”. Cũng tương tự vậy, ai đặt tên 1 viên kim cương là pha lê thì đó là pha lê “giả”.
da quy Đề phòng với đá quý giả, đá quý kém chất lượng   P.1
Ở bài viết này xin chia sẻ với các bạn về những kinh nghiệm thực tế khi mua  trên thị trường. Người viết bài đã từng đi rất nhiều nơi, nhưng đến 80-90% nơi khăng khăng nói đá thiên nhiên 100%. Có những nơi họ nói với giọng chắc nịch sẵn sàng làm kiểm định với phí thêm vài trăm ngàn. Nhưng mua thử 1 món rồi tự mình đi kiểm định thì hóa ra nhân tạo. Thà thiên nhiên qua xử lý còn đỡ… Thật sự rất khó lường
Thứ nhất, bạn nên có những hiểu biết nhất định ít nhất về giá các loại đá bạn muốn mua. Có những loại đá giá trị không cao lắm như thạch anh trắng hay hồng, ám khói, caxêđôn hay thiên thạch. Bạn có thể bỏ ra một khoản tiền tương đối mà vẫn có thể sở hữu vài kg đá. Đặc biệt nếu có xuất xứ từ Việt Nam thì rất rẻ, vì các loại đá này ở nước ta khá nhiều. Hiển nhiên những khối đá đó hình dáng đẹp, được nhập khẩu có chất lượng cao hơn sẽ có giá trị cao hơn. Còn các loại đá mắc tiền nhất gồm ruby, topal, saphire, emerald.
Các loại đá nhân tạo thì có giá trị cực kỳ rẻ. Nếu bạn mua mặt dây chuyền, thì 90% giá trị ở công người chế tạo nghĩ ra mẫu đó, công thợ bạc, thợ inox làm khoen và tạo kiểu, và lượng kim loại tạo nên viên đá. Một viên đá nhân tạo đẹp lung linh đủ màu sắc chỉ có giá từ 20k-100k.
Có thể thấy dạo này khá nhiều người có xu hướng xài “Kim cương nhân tạo”. Đây là một chủ đề thú vị và sẽ có một bài nhỏ về sản phẩm này trong thời gian tới.
Thứ hai, bạn cần yêu cầu người bán phải có chứng nhận kiểm định của sản phẩm bạn mua, hay của một sản phẩm tương tự. Ở TP HCM có 3 trung tâm  lớn là RGG – Rexco, đường Nguyễn Trung Ngạn; SBJ và PNJ – Đường Nam Kỳ khởi nghĩa. Các trung tâm này độc lập với công ty  mẹ và đều rất uy tín.
Mỗi sản phẩm khi kiểm định sẽ mang 1 mã số nhất định. Khi bạn đưa mã số này đến các trung tâm họ sẽ cho bạn thêm các thông tin về đá quý, ví dụ màu sắc, độ trong, kiểu cắt,… và những phương pháp giám định được áp dụng. Do đó, nếu bạn thấy tất cả các sản phẩm của người bán đều mang cùng 1 mã số, thì rõ ràng họ đã dùng công nghệ làm giả vỉ ép kiểm định.
Ngoài ra hiện nay, có một số đơn vị vừa phân phối, vừa bán lẻ và kiêm luôn tự kiểm định ép vỉ, đâu là việc làm khó tin nhưng có thật tại Việt Nam. Đặc biệt phổ biến tại địa bàn phía Bắc, tiêu biểu là Hà Nội, cách làm này gọi là vừa đánh trống vừa thổi kèn, chỉ người mua hàng là thiệt thòi.
Nếu là sản phẩm nhập khẩu, thì nhập khẩu ở thị trường nào thì cần có giấy kiểm định tại thị trường ấy, với mã số riêng giúp bạn tra cứu dữ liệu chi tiết về sản phẩm mình mua bất cứ lúc nào thông qua website của cơ quan giám định (đây là vừa tiến bộ kỹ thuật, vừa thể hiện sự minh bạch mà chưa có cơ quan kiểm định nào của VN đáp ứng được).
Bạn cần tránh những nơi bảo là hàng nhập khẩu từ nước này nước kia mà chỉ có giấy kiểm định của Việt Nam (đặc biệt là giấy kiểm định của các đơn vị vừa đánh trống vừa thổi kèn nói trên)
Thứ ba, bạn cần quan sát tỉ mỉ bằng mắt thường cho sản phẩm chưa được kiểm định. Đá quý thiên nhiên luôn có những đường vân – đường gãy – tạp chất dù ít hay nhiều. Đôi khi các tạp chất hay đường vân chỉ được phát hiện dưới kính lúp có độ phóng đại cao. Do đó nếu bạn không thấy thì cũng đừng trách người bán vội nhé. Tuy nhiên, với công nghệ hiện nay, nhiều loại đá nhân tạo cũng có vân, tạp… Nói chung, theo kinh nghiệm riêng thì cách này có thể giúp bạn nhận biết 80% chính xác.
Có nhiều người nhận biết đá quý bằng cách áp đá lên mặt, nếu cảm thấy mát thì đó là thiên nhiên. Cách này hiện không còn tác dụng mấy, hiện nay nhiều loại đá nhân tạo khác đặt lên má cũng rất mát.
Thứ tư, hãy tìm hiểu sâu hơn về người bán. Phải dựa vào sự nổi tiếng, quy mô cũng như uy tín lâu năm của các cửa hàng, công ty… vì nếu họ bán hàng không thật sẽ không phát triển được như vậy. Còn nếu họ là một cửa hàng, hay một công ty với gian hàng hoành tráng, mới tinh vừa xuất hiện, áp lực doanh số đòi hỏi nhân viên phải nỗ lực chăm sóc khách hàng. Chăm sóc ở đây có thể là động viên khách mua hàng với những thông tin kém chính xác. Còn những tiệm quy mô nhỏ, hay chỉ đơn giản là một người cá nhân rao bán online thì độ tin tưởng hay chất lượng chắc chắn cần phải kiểm chứng kỹ.
Thứ năm, với những loại đá bán quý, giá thành tương đối và bị làm giả tràn lan như đá mắt mèo vân gỗ (hay gọi là mắt hổ, mắt cọp, mắt ưng), đá mã não các loại… bạn có thể dùng phương pháp đơn giản nhất là đốt ở nhiệt độ cao, nếu là đá giả sẽ xuất hiện vụn than, hoặc sủi bọt và biến dạng (tuy nhiên hạn chế làm cách này do có thể ảnh hưởng đến chất lượng của đá thật về dài lâu)
Mong rằng thông tin này hữu ích cho các bạn cần tìm hiểu nhiều hơn về đá quý. Bài viết công tâm, không quảng cáo cũng như gây bất lợi cho bất kỳ website hay công ty nào ở Việt Nam.
Tham khảo Các Phương Pháp  – Link download (tải về):
Tham khảo từ daquy.org – Biên tập Da Quy – Da Phong Thuy

Đề phòng với đá quý giả, đá quý kém chất lượng – P.2

Quả là một thiếu sót lớn khi chia sẽ về các cách phân biệt đá quý giả mà không nói rõ về sự khác biệt giữa đá thật và giả. Sự khác biệt này vốn dĩ “rõ như ban ngày” nhưng thực tế lại không hề đơn giản như thế.
cho da quy Đề phòng với đá quý giả, đá quý kém chất lượng   P.2
Một viên  ruby thiên nhiên, khá to, trong vắt, chưa qua xử lý, quả rất hiếm và đẹp. Nhiều người sẵn lòng bỏ vài nghìn USD cho nó. Nhưng nếu trong lòng đá có những đường vân thì sao? Nếu một mặt đá bị nứt hay xước thì sao? Hay đá ruby lại có màu đỏ tối đục ngầu thì sao? Khi đó đá sẽ bị mất đi 1 phần lớn giá trị. Có thể chỉ còn bán được cho rất ít người hơn, giá chỉ còn vài trăm USD. Chủ sở hữu viên đá sẽ rất đau đớn và anh ta sẵn sàng làm tất cả để viên đá trở nên đẹp hơn. Thế là ngành xử lý  ra đời.
Các loại đá có thể xử lý bằng nhiều cách khác nhau, ví dụ chiếu tia bức xạ hủy tạp, đốt cải thiện độ trong, “đắp” thủy tinh không màu ở các mặt trầy xước. Về cơ bản các cách trên đều không thể qua được con mắt của các chuyên viên giám định . Do đó, các bản giám định đều có ghi rõ viên đá được xử lý ra sao. Tuy nhiên, điều cốt yếu quyết định giá trị  đó là sự chấp nhận của chúng ta là như thế nào?
Nhìn chung, việc xử lý  là một điều rất nên làm. Nó giúp viên  đẹp hơn, giúp người dùngcảm thấy đẹp và hài lòng hơn. Có một chuyên gia làm việc tại Trung Tâm giám định nổi tiếng ở TpHCM từng nói “Nếu  mà không xử lý thì giống cô gái không trang điểm”. Và nếu thiếu đi sự chấp nhận của xã hội với ngành xử lý , thế giới  sẽ gần như chỉ dành cho những người có mức sống khủng – như ông hoàng bà chúa thời xưa. Các “cô gái” chưa xử lý sẽ bị ế chồng.
da quy nhan tao Đề phòng với đá quý giả, đá quý kém chất lượng   P.2Từ phải qua: Ruby – Citrine – Amethyst – Saphire – Topal – Ngọc trai nhân tạo
Tuy vậy, việc xử lý cũng cần có mức độ, đặc biệt nói không với đá quý xử lý màu. Người ta thấy rằng giá trị của agate và thạch anh trắng quá nhỏ so với thạch anh tím, họ có thể dùng mực tím đổ lên nền đá agate rồi biến nó thành một “khối thạch anh tím đặc biệt quý hiếm”. Hay một loại sơn có khả năng thẩm thấu vào đá, biến một khối thạch anh pha lê thiên nhiên thành thạch anh “7 sắc cầu vồng”.
Tuy nhiên kiểu xử lý này rất rất dễ nhận ra, chỉ cần bạn ráng nhìn kỹ và tư duy 1 chút. Thứ nhất, màu sắc đậm ngay bề mặt chứ không phải đều hay đậm từ trong ra. Thứ hai, các kẽ đá có màu rất rất đậm. Thứ ba, màu sắc đá trông rất không giống những màu đá thiệt khác.
Mong rằng thông tin này hữu ích cho các bạn cần tìm hiểu nhiều hơn về đá quý. Bài viết công tâm, không quảng cáo cũng như gây bất lợi cho bất kỳ website hay công ty nào ở Việt Nam.
Tham khảo Các Phương Pháp  – Link download (tải về):
Tham khảo từ daquy.org – Biên tập Da Quy – Da Phong Thuy




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét