Thứ Năm, 3 tháng 5, 2012

Ngọc lục bảo


Beryls – Đá Beryls

Màu sắc thường tác động lên cảm xúc chúng ta một cách trực tiếp. Nó có thể làm cho chúng ta đang chán nản trở nên yêu đời và hạnh phúc, nhưng cũng có thể khiến chúng ta phân tán hay chán nản hơn. Phải chăng màu sắc có một năng lượng kỳ diệu. Chúng ta đã được thiên nhiên ban tặng những viên đá quý, là nơi mà màu sắc vừa vĩnh hằng vừa hết sức kỳ diệu. Trong thế giới , ngọc lục bảo có một màu xanh hoàn hảo mà các loài thực vật phải ngưỡng mộ. Màu của Aquamerin lại rất đa dạng từ màu xanh của trời đến màu xanh đậm của biển cả. Màu hồng quyến rũ của morganite tượng trưng cho vẻ đẹp của giới đẹp trên toàn thế giới. Và, có ai biết rằng, những loại đá mà tôi vừa kể lại có chung một nguồn gốc? Vâng, Ngọc lục bảo, Aquamerin và Moganit đều chính là Beryl. Những anh chị em của chúng còn có Beryl vàng, beryl vàng xanh, goshenite không mày và beryl đỏ rất hiếm.
beryl Beryls   Đá Beryls
Beryl vốn không màu
Vậy sự thực của câu chuyện này là gì? Đó là một lịch sử thú vị về sự hình thành beryl. Beryl, còn được gọi là Beryl Nhôm Silicat, bản thân vốn không có màu sắc. Hàng triệu năm trước, dưới tác dụng của áp lực và nhiệt độ cao đã tạo ra những chất đặc biệt trong lòng trái đất. Những chất này trộn lẫn, xâm nhập vào phân tử beryl, biến một loại  thành  xanh, màu hồng, đỏ, vàng
aquamarine Beryls   Đá Beryls
 aquamarine
Sắc màu của beryl đẹp nhất có lẽ là màu xanh biển từ Aquamerin, một trong những loại phổ biến và giá trị nhất. Đây là loại đá được các nhà thiết kế rất ưa chuộng. Nó dường như không bao giờ bị phá hủy, rất cứng và tỏa anh sáng tuyệt vời, nhất là khi đặt dưới nước
emerald Beryls   Đá Beryls
Ngọc lục bảo thiên nhiên
Ngọc lục bảo là một dạng khác của beryl, có màu xanh lá cây rất đặc trưng. Những vết nứt và tạp chất trong lòng của ngọc lục bảo thường không làm giảm đi giá trị tuyệt vời của nó.
morganite Beryls   Đá Beryls
Morganite – Beryl hồng
Beryl có sự thay đổi màu sắc đặc biệt khi có mangan bên trong. Nó làm viên đá có màu hồng đầy nữ tính – đá morganite. Ngày xưa morganite có tên phổ biến là Beryl hồng. Nó được đặt là morganite từ năm 1911 để vinh danh chuyên gia tài chính và nhà sưa tầm đá quý John Pierpont Morgan.
Với một chút tạp chất Sắt và vàng, beryl không màu sẽ trở nên lộng lẫy hơn với màu vàng – beryl vàng. Đá quý này có những đặc điểm cơ bản giống người anh em aquamarine và ngọc lục bảo. Beryl vàng có màu sắc trải từ màu vàng chanh nhẹ nhàng đến vàng đậm. Không giống ngọc lục bảo, beryl vàng có rất ít tạp chất.
heliodor 300x281 Beryls   Đá Beryls
Heliodor
Với những tỉ lệ khác nhau, cùng với sự tham gia của uranium trong thế giới của beryl, chúng ta còn có một loại đá nữa với màu vàng – xanh tươi. Beryl này được gọi là heliodor. Cái tên này bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp Helios (Mặt trời) và doron (món quà). Vì vậy, heliodor là một món quà từ mặt trời
Ban đầu, tên “Beryl” đến từ Ấn Độ. Nó được bắt nguồn từ chữ Phạn ‘veruliyam’, về sau tiếng Hy Lạp theo đó, gọi nó là ‘beryllos’
Beryl thường được tìm thấy ở các mỏ đá quý ở Nam Mỹ và miền Trung và Tây Phi. Một số lượng đáng kể đã được phân bố ở Madagascar, Nga, Ukraina và Mỹ.
Nguồn: Da Quy – Da Phong Thuy

Emerald – Ngọc Lục Bảo

ngoc luc bao Emerald   Ngọc Lục BảoViệt Nam đôi khi gọi  là lục ngọc hay lục bảo ngọc. Nhờ có màu lục mạnh là màu của mùa xuân nên từ lâu người ta xem là biểu tượng của tình yêu và sự tái sinh. Nhiều nhà cai trị khác nhau như nữ hoàng Ai Cập Cleopatra, vua Ấn Độ Shah Jahan và các vua Tây Ban Nha xem  là báu vật nên nó đã trở thành một loại tiền tệ quốc tế trong hàng nghàn năm qua.
Lịch sử và truyền thuyết:
Khoảng 4000 năm qua, các nền văn hóa trên khắp thế giới xem  là báu vật, người ta cho rằng nó giúp phát triển trí thông minh cũng như chất xúc tác tình yêu. Truyền thuyết kể rằng ai sở hữu nó sẽ có được tài hùng biện.
Xác ướp Ai Cập xưa được chôn cùng với  đeo trên cổ để chứng tỏ tuổi trẻ bất diệt. là loại đá quý được Cleopatra ưa thích.
Các Mogul (vua chúa Hồi giáo cổ từ thế kỷ 16 đến 19) ở Ấn Độ, trong đó có Shah Jahan, người đã xây đền Taj Mahal, thích emerald đến nỗi mà họ hay khắc lời kinh lên chúng và đeo như là bùa chú. Một số  linh thiêng này, được gọi là emerald Mogul, ngày nay vẫn còn thấy chúng trong các bảo tàng và các bộ sưu tập.
Người Incas (cư dân cổ sống vùng cao nguyên Nam châu Mỹ trước khi bị Tây Ban Nha chinh phục) có một nữ thần emerald, đó là một viên emerald huyền thoại to bằng một trứng đà điểu.
Ở Mỹ, emerald là đá mừng sinh nhật trong tháng 5.
Chất lượng, Giá trị và Tính phổ biến:
Emerad giá trị nhất khi có màu lục mạnh sáng của cỏ mùa xuân sau cơn mưa. Vì emerald ở Columbia đã được xem là chuẩn mực bao thế kỷ nay cho nên loại màu lục thuần khiết, như thấy ở Columbia, thường được ưa chuộng hơn là màu lục hơi xanh sẫm của emerald tại Phi châu.
Emerald hiếm và trị giá cao. Với những viên màu đẹp nhỏ hơn 5 carat thì emerald có thể sẽ cao giá hơn ruby hay saphia.
Vì emerald không tạp chất thường hiếm cho nên người ta chấp nhận emerald có một số tạp chất nhất định và chúng không làm giảm giá trị viên đá. Tuy nhiên khi mua, bạn không nên chọn những viên nào có khe nứt hay tạp chất phân bố quá sâu vào bên trong viên đá, vì chúng sẽ làm cho viên đá yếu đi và dễ bị nứt, bể khi vô tình va chạm mạnh.
Emerald thường được cắt mài theo kiểu hình chữ nhật, giác tầng mà mọi người hay gọi là kiểu emerald. Các viên đá nhỏ thì lại được mài theo dạng tròn, ovan, giọt nước, hạt dưa. Nhờ màu đậm nên emerald cũng rất đẹp khi được mài theo dạng cabochon.
Nguồn gốc:
nguon goc ngoc luc bao Emerald   Ngọc Lục Bảo
Columbia là nguồn emerald nổi tiếng nhất và cũng là quốc gia khai thác quan trọng nhất.
Emerald từ Brazin thì thường có kích thước lớn nhưng màu lục thì lại nhạt hơn màu lý tưởng.
Emerald ở Zambia thì lại có màu lục phớt xanh sẫm và có độ sạch rất cao.
Emerald gốc Zimbabwe có màu đẹp và độ sạch khá cao nhưng kích thước thường nhỏ hơn 1 carat.
Emerald ở Afghanistan và Madagasca có màu đẹp nhưng khai thác còn hạn chế.
Xử lý tăng vẻ đẹp thường gặp:
Các khe nứt phổ biến trong emerald và thường được lấp đầy bằng chất dầu hoặc nhựa để khó nhìn thấy chúng hơn. Cách xử lý này gọi là lấp đầy hoặc tẩm dầu khe nứt. Có thể cần tái lấp đầy emerald định kỳ để thay thế chất lấp đầy cũ đã bị biến đổi. Việc xử lý này được xem là không bền và có thể phát hiện được.
Bảo quản và làm sạch:
Emerald là loại  cứng chắc, có độ cứng đạt 7,5 đến 8 trên thang Mohs. Tuy nhiên vì có nhiều tạp chất nên xử lý phải hết sức cẩn thận và tránh những va chạm mạnh.
Bạn không nên rửa emerald bằng nước xà phòng nóng hoặc bằng hơi nước sôi và không bao giờ được rửa nó với máy siêu âm vì vật liệu lấp đầy có thể bị đẩy ra khỏi viên đá hoặc bị biến đổi, làm lộ ra các khe nứt. Chỉ nên rửa với nước nguội và dùng bàn chải chà nhẹ để lấy đi chất dơ dính phía sau viên đá.
Nguồn: Da Quy – Da Phong Thuy

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét